Phạm Thị Hương

2024-05-31 15:07

HẬU KỲ ẢNH LÀ GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI HẬU KỲ MỘT BỨC ẢNH

Hậu kỳ ảnh là gì?

Hậu kỳ ảnh là một công đoạn để xử lý và hoàn thiện bức hình sau khi chụp. Giúp bạn khắc phục và loại bỏ những lỗi mắc phải khi chụp hình, ví dụ như về bố cục ảnh, ảnh bị tối, hay bị cháy sáng,… Một vài công đoạn trong giai đoạn hậu kỳ như: Cân bằng trắng, Phơi sáng, Giảm độ nhiễu,…và 7749 bước chỉnh sửa khác nữa.

Thời gian xử lý hậu kỳ sẽ phụ thuộc vào từng người và mức độ dự án. MỘt chuyên gia chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp có thể xử lý vài chụp bức hình trong vòng 60 phút.

Lưu ý khi chụp hình bạn nên chụp ảnh dưới dạng file RAW sẽ giúp bạn tối ưu trong giai đoạn hậu kỳ, nếu không ảnh sẽ bị vỡ đối với file JPEG khi bạn chỉnh sửa quá đà.  

Tại sao hậu kỳ ảnh lại quan trọng?

Xử lý hậu kỳ ảnh giúp bạn khắc phục những vấn đề nhỏ mà bạn không mong muốn và đảm bảo kiệt tác nghệ thuật của bạn trở nên chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn. Máy ảnh kỹ thuật số làm sắc nét các đối tượng cả những nhược điểm, vì vậy hậu kỳ ảnh là giai đoạn cho bạn cơ hội điều chỉnh những khuyết điểm của bức hình. Tất cả những nhiếp ảnh gia nổi tiếng đều dành một thời gian dài và đặt tâm huyết vào quá trình xử lý hình ảnh cũng như khi chụp hình.

hau-ky-anh-la-gi-va-nhung-luu-y
Nguồn: Fotor

Những lưu ý trong hậu kỳ ảnh bạn cần biết

Một số những lưu ý chụp hình sẽ giúp bạn xử lý hậu kỳ ảnh tốt hơn:

1. Chụp RAW

Đối với những người mới chụp ảnh, mình khuyên bạn nên chụp ảnh ở định dạng RAW. Ngay cả khi bức hình của bạn trông có hoàn hảo đi chăng nữa, thì bạn cũng nên xử lý trong giai đoạn hậu kỳ để nó trông đẹp. RAW cho phép chụp hình nguyên bản của máy ảnh, là một món ăn chưa được chế biến và hậu kỳ ảnh là giai đoạn mà bạn biến nó thành món ăn sơn hào hải vị. Hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ ưu tiên chọn định dạng RAW có kích thước và chất lượng hình ảnh tốt nhất.  

Ngược lại, khi thực hiện chụp ở định dạng JPEG, bạn sẽ phải thực hiện chỉnh sửa theo trình tự đã được cài đặt sẵn mà không có tùy chọn đảo ngược. Bên cạnh đó, nếu thực hiện chỉnh sửa quá mức, bức hình chỉnh sửa của bạn có thể sẽ bị vỡ.   

hau-ky-anh-la-gi-va-nhung-luu-y-1
Nguồn: Digital photography school

2. Cân bằng trắng

Một lưu ý nhỏ nữa vô cùng quan trọng cho việc xử lý hậu kỳ ảnh được dễ dàng hơn, hầu hết các máy ảnh đều có tự động cân bằng trắng khá tốt, tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ máy ảnh của bạn vẫn có khả năng nhận biết sai ánh sáng môi trường xung quanh. Vậy nên, bạn nên cân chỉnh cân bằng trắng chính xác trước khi chụp.

Ngoài ra, mẹo để có thể sử dụng Grey Card để máy ảnh có thể cân bằng giá trị một cách chính xác nhất.   

Hãy nhìn ví dụ ở hình bên dưới đây:

hau-ky-anh-la-gi-va-nhung-luu-y-2Nguồn: People of the planet

Bên trái là chụp theo chế độ tự động cân bằng trắng của máy ảnh và bên phải là cân bằng trắng thực hiện trên phần mềm Adobe Lightroom. Bạn có thể thấy sự khác biệt rõ ràng về độ trắng của ánh sáng.

>>> Tham khảo ngay: Ống kính với khả năng lấy nét cực nhanh Sigma 18-50 f2.8 Sony

3. Màn hình chuẩn màu

Một trong những lưu ý mà bạn không nên bỏ qua khi thực hiện hậu kỳ ảnh – chỉnh lại màn hình của bạn sao cho hình ảnh hiện lên một cách chính xác nhất. Các màn hình thiết kế chuyên dụng cho việc chỉnh màu như Dell Ultrasharp, EIZO hay Apple Cinema đã được cài đặt sẵn ở thông số hình ảnh ở mức gần nhất. Vậy nên, bạn chỉnh sang Standard hoặc làm thao tác Factory Reset là bạn có thể sử dụng được.   

hau-ky-anh-la-gi-va-nhung-luu-y-3
Nguồn: 50mm

Ngược lại, những màn hình có trị giá thấp thường có xu hướng nịnh mắt người xem bằng cách tăng tương phản, tăng đậm màu, và chuyển tông nền. Do vậy, các bạn có thể làm theo cách sau:

  • Chọn chế độ ít bị ảnh hưởng những tính năng phụ trợ hình ảnh. Chẳng hạn như ASUS là sRGB. Nếu không có chế độ này, thì bạn nên để ở Custom/ User Mode.
  • Contrast, Brightness bằng nhau ở mức 70 hoặc 80 tùy theo độ sáng mà bạn mong muốn. Ngoài ra, RGB thì để 50-50-50, nhiệt độ màu thường là 6500K, Gamma là 1,8 và Sharpness là 50.       
  • Tắt hết các tính năng như tiết kiệm điện, Dynamic Contrast, Black Equalizer,….

4. Đặt Camera Profile khi dùng Lightroom

Bạn có thắc mắc tại sao cùng một ảnh nhưng khi ảnh trên màn hình máy ảnh luôn đẹp hơn trên máy tính hay không? Rất có thể bạn quên không cài đặt profile xử lý màu của máy ảnh cho xử lý ảnh RAW.

Phần mềm Adobe Lightroom đã được mặc định xử lý các file RAW và đều áp dụng chung một profile xử lý màu. Tuy nhiên mặc định là Adobe Standard lại có cách hiển thị màu sắc tương đối nhợt nhạt và không tươi, chủ yếu coi trọng về chi tiết hình ảnh. Tuy nhiên, profile của máy ảnh sẽ cho màu sắc đặc trưng của dòng máy ảnh đó và bên cạnh đó ảnh cũng có chiều sâu hơn và giống như những gì bạn nhìn thấy trên màn hình máy ảnh.    

Giai đoạn hậu kỳ ảnh, bạn có thể áp profile cả camera cho tấm ảnh RAW bằng cách vào Develop

Nhìn chung, BH Asia đã giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản về hậu kỳ ảnh và những lưu ý trong khâu xử lý. Hi vọng, bạn đã nắm được khái niệm, mức độ quan trọng về hậu kỳ ảnh là gì? và có thể tự xử lý hậu kỳ để cho ra những bức ảnh đẹp nhất cho mình nhé! Nếu bạn có những thắc mắc hay đóng góp ý kiến đến BH Asia hãy bình luận phía dưới.

Nguồn: https://bhasia.com.vn/blogs/news/hau-ky-anh-la-gi-nhung-luu-y-khi-hau-ky-mot-buc-anh

Chia sẻ:
    Hiện chưa có bài đánh giá nào