Làm thế nào để có một cách học hiệu quả.
Khi nói đến học tập chúng ta thường nghĩ tới bài tập, đọc sách, nghiên cứu chuyên sâu… Tuy vậy học tập là công việc diễn ra bất cứ khi nào chúng ta tỉnh táo, bạn có thể học tập một cách chủ động hoạc thụ động. Khi chúng ta bàn tới chủ đề cách học hiệu quả chúng ta sẽ tập trung vào nghiên cứu về phương pháp học tập chủ động, có nghiên cứu, và có mục đích. Vậy để có một phương pháp học tập hiệu quả bạn cần rèn luyện đủ các yếu tố: Mục đích, Phương pháp, và Kỷ luật. Chừng nào bạn chưa bám sát vào các yếu tố này bạn không thể nào đạt được một kết quả học tập như ý.
-
-
- Mục đích đúng: Cho phép bạn biết mình cần phải làm gì, làm vì cái gì, và đạt được điều gì. Có như vậy bạn mới có động lực học tập, có phương pháp đánh giá hiệu quả một cách chính xác
- Phương pháp đúng: Khi bạn đã có mục đích rõ ràng cho việc học tập, bạn cần có phương pháp học tập và rèn luyện đúng. Nếu có mục đích mà không có phương pháp rèn luyện đúng bạn sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.
- Kỷ luật đúng: Kỷ luật cũng cần phải đúng, có mục đích có phương pháp mà không kỷ luật bản thân tốt thì mọi cố gắng ban đầu đề vứt bỏ. Chính vì vậy hãy thực sự kỷ luật bản thân một cách đúng và nghiêm khắc.
-
Cách học hiệu quả.
Như đã chia sẻ ở trên, việc xây dựng cho mình một cách học hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố về mục đích, phương pháp, và kỷ luật. Chính vài vậy phương pháp mà chúng tôi chia sẻ bên dưới sẽ báo sát vào các yếu tố kể trên. Đồng thời gửi tới các bạn một số giải pháp để bạn có thể thực hiện được điều đó.
1. Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng
Làm việc cần có một mục tiêu, nếu bạn không biết mình học để làm gì thì chắc chắn bạn sẽ không thể có động lực phất đấu. Mục tiêu học tập của bạn càng cụ thể càng chi tiết càng tốt. Mục tiêu đề ra phải đủ lớn, đủ tạo ra động lực cho bạn nhưng nó phải khả thi, phải có thể thực hiện được.
Khi đã có một mục tiêu đủ lớn, bạn cần chia nhỏ mục tiêu của mình thành các mục tiêu nhỏ hơn. Nhưng mục tiêu này được chia thành các gian đoạn thực hiện gắn liền với quá trình học tập của bạn. Việc này giúp bạn dễ dành đánh giá thành quả học tập của bản thân. Một lưu ý nhỏ cho các bạn trẻ đó là mục tiêu là để thực hiện, mục tiêu không phải để viết ra cho vui các bạn nhé.
2. Lập kế hoạch học tập hiệu quả.
Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện đó là lập kế hoạch học tập. Không phải học và thu nạp tất cả những kiến thức có thể, chúng cần được chia nhỏ và phân bổ một cách phù hợp. Việc lập kế hoạch giúp bạn kiểm soát năng lượng, thời gian, và kiến thức thu nạp một cách hợp lý. Bạn cần biết kiến thức nào cần học trước, kiến thức nào cần học sau, thời gian cho mỗi loại kiến thức là như thế nào. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp đặt trọng số cho kế hoạch học tập của mình.
Hãy gán cho mỗi đầu mục học tập một trọng số, với tổng trọng số là 100 điểm. Mức độ quan trọng của các kiến thức bạn nạp vào cũng tương tự. Sau đó bạn cộng dồn trọng số của từng nội dung học tập và so sánh chúng với nhau. Từ đó bạn sẽ biết được kiến thức nào cần học trước, kiến thức nào cần học sau, và mức độ quan trọng cũng như thời gian mà bạn dành cho chúng
3. Quản lý thời gian hiệu quả.
Cách học hiệu quả không đơn thuần là lao đầu vào học, bạn cần biết quản lý và cân đối thời gian hiệu quả. Thượng đế rất công bằng cho mỗi người đúng 24 tiếng mỗi ngày, nhưng có người thành công có kẻ thất bại. Điều khác biệt ở đây là cách mà chũng ta sử dụng quỹ thời gian mỗi ngày ra sao. Bạn cần biết cân đối giữa thời gian học tập, nghỉ ngơi, dành cho gia đình bạn bè và dành cho các hoạt động khác.
Người biết quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả là người có thể cân đối mọi hoạt động và nhu cầu của bản thân. Họ biết khi nào nên làm khi nào nên chơi, khi làm thì tập trung, khi chơi thì hết mình, không vừa học vừa chơi, chơi mà nghĩ đến học. Rèn luyện cho mình kỹ năng tập trung tuyệt đối vời những gì đang diễn ra bạn sẽ có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
4. Học đi đôi với hành là cách học hiệu quả nhất.
Ngoài việc gắn công việc học hành với một mục đích cụ thể hãy có khắc hiện thực hóa những lý thuyết và kiến thức bạn học được. Chỉ khi bạn thực hành, và ứng dụng kiến thức vào thực tế bạn mới có thể hiểu sâu và ghi nhớ thật kỹ những gì bạn vừa học được. Nếu là học sinh, sinh viên hãy cố gắng liên tưởng những kiến thức vào những trường hợp thực tế. Việc học tập đi đôi với thực hành cũng sẽ giúp bạn có cách nhìn khách quan và tư duy đa chiều về một vất đề. Đồng thời cách này cũng giúp cho bạn khôn gbij nhàm chán với mớ lý thuyết mà bạn dung nạp mỗi ngày.
Trong học tập và thi cử bạn có thể thấy học sinh khối A (lớp chọn) thường làm Văn, lịch sử, địa lý tốt hơn các bạn khối C (lớp cơ bản) bởi lẽ những người này biết cách ứng dụng kiến thức linh hoạt vào trong các câu hỏi, có tư duy đa chiều và góc nhìn tích cực. Tất nhiên việc các bạn khối A có kết quả học tập tốt hơn cũng đến từ tố chất sẵn có. Nhưng bạn đang không thể dung nạp kiến thức mới, và chán học thì hãy đổi cách tư duy và tiếp cận kiến thức xem biết đâu nó sẽ có chuyển biến rõ dệt.
5. Thống kê và tóm tắt nội dung chính.
Đối với những người chăm đọc sách bạn thường thấy họ đọc rất nhanh, nhanh đến bất ngờ. Mấu chốt ở đây không phải vì họ có tốc độ đọc thần thánh, mà đơn giản họ biết cách đọc, học những gì tinh túy nhất, những ý chủ đạo nhất trong cả một quyển sách dày. Với cách học hiệu quả cũng vậy, bạn cần biết chọn lọc những nội dung chính, những kiến thức quan trọng nhất, từ đó thống kê lại phân tích, phản biện lại. Có như vậy bạn mới có thể nhớ lâu, có thể tìm thấy cái tinh túy trong nội dung mà thầy cô, tác giả chia sẻ tới bạn.
Nếu bạn đi học khi thầy cô chia sẻ những kiến thức hãy cố gắng nốt ra tất cả những ý bạn cho là quan trọng nhất. Khi bạn note ra những kiến thức quan trọng thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và học lại khi cần. Nó giúp bạn gợi nhớ lại tất cả những già bạn được nghe trước đó. Viết cũng là cách giúp bạn nhớ lâu hơn, đồng thời cải thiện khả năng chọn lọc thông tin trong quá trình nghe.
Nếu bạn là người trưởng thành, là người đang đi học các khóa học để ứng dụng vào công việc. Bạn sẽ thấy rằng, trong cả khóa học có thể bạn chỉ thấy 1 từ khóa nào đó là hữu ích nhất, còn lại không ứng dụng được. Rõ ràng đi học không phải là ghép lại, ghi nhớ tất cả những gì thầy cô chia sẻ, học là học lấy cái tinh hoa, cái bạn thực sự cần. Từ đó vận dụng chúng để giải quyết các bài toán cụ thể nào đó.
6. Tránh những thứ gây nhiễu.
Một trong những cách học hiệu quả là loại tránh xa những thứ có thể gây nhiễu trong quá trình học của bạn. Những thứ gây nhiễu bao gồm nhiều loại như: Cám dỗ, gây chú ý và mất tập trung. Để có thể học tập thực sự hiệu quả bạn cần phải tìm cách từng bước loại bỏ tất cả những thứ gây nhiễu xung quanh bạn. Theo đó:
-
-
- Cám dỗ là những thứ khiến bạn phải suy nghĩ đến nó, mon muốn được thực hiện nó càng sớm càng tốt. Những thứ suy nghĩ này liên tục xuất hiện làm bạn phân tâm và không thể tiếp thu kiến thức mới một cách hiệu quả.
- Gây chú ý: Là những thứ liên tục xuất hiện bên ngoài và xung quanh bạn khiến bạn chủ động hoặc vô thức chú ý vào nó. Những thứ khiến bạn phải chú ý như phim ảnh, những người xung quanh, tiếng ồn… Đặc biệt nghe nhạc trong lúc học tập cũng chính là 1 tác nhân khiên bạn học tập không hiệu quả. Có thể bạn thấy rằng bạn sẽ tập trung hơn khi nghe nhạc, thế nhưng thực tế không phải như vậy. Khi bạn nghe nhạc thì não bộ của bạn phải hoạt động để thu thập và phân tích thông tin khác nhau. Nó khiến bạn giảm khả năng tư duy và thu thập kiến thức. Điển hình là khi bạn thực sự suy nghĩ và căng thẳng bạn sẽ thấy rằng không muốn bất kì một tiếng ồn nào làm phiền đến bạn. Như vậy nếu bạn nghe nhạc và cảm thấy giúp bạn học tốt hơn, thì thực tế bạn đang không tập trung tuyệt đối vào việc học.
- Mất tập trung: Là trạng thái cảm xúc gặp phải khi mà bạn không có bất kì một tác nhân nào khác xuất hiện nhưng vẫn không thể tiếp thu kiến thức. Bạn vô thức bỏ qua những công việc bạn đang làm, và xuất hiện cảm giác bần thần, lơ đễnh.
-
7 Nghỉ ngơi hợp lý là cách học hiệu quả.
Thông thường con người có xu hướng làm việc “cật lực” để hoàn thành một coogn việc nào đó. Việc nỗ lực tối đa này đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là việc quản lý thời gian không tốt, dẫn đến áp lực phải hoàn thành công việc trong thời gian ngắn “nước đến chân mới nhảy”. Khi bạn đã quá mệt mỏi vì phải làm việc với cường độ cao lúc này bạn sẽ giảm khả năng tập trung, phân tích và ghi nhớ. Việc ngủ nghỉ không hợp lý làm thay đổi cơ chế sinh học của cơ thể và để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Có thể bạn còn trẻ bạn thấy rằng việc thức khuy vài hôm không làm ảnh hưởng đến cơ thể. Chỉ cần ngủ bù vào ngày hôm sau là mọi thứ trở lại bình thường. Thế nhưng khi bạn nhiều tuổi hơn 1 chút bạn sẽ thấy tác hại của việc này là vô cùng to lớn. Nó giống như một chiếc xăm xe bị thủng vậy cho dù bạn vá lại nó cũng không thể lành lặn như cũ. Cơ thể suy nhược, vô số tế bào thần kinh chết đi không thể tái tạo lại. Bạn sẽ cảm thấy ngày càng giảm khả năng tiếp thu. Chưa kể tới việc lao lực khi làm việc cũng là một biểu hiện của thói quen xấu. nó sẽ khiến bạn cảm thấy rằng việc học tập và thu nạp kiến thức trên lớp, những lúc nhàn dỗi là không cần thiết. Như vậy bạn sẽ không thể nào có thể học tập hiệu quả được.
8. Tiếp thu kiến thức mọi lúc có thể.
Cách học hiệu quả của những người thành công là họ luôn học tập mọi lúc khi có thể. Đặc biệt với các bạn học sinh, sinh viên, hãy rèn cho mình thói quen tiếp thu kiến thức mà thầy cô chia sẻ ngay trên lớp. Sau đó học lại và thu nạp lại 1 lần nữa khi ở nhà, nó sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng của bạn lên gấp nhiều lần. Ngoài việc lắng nghe, và thu nạp kiến thức, bạn cũng cần diễn đạt các kiến thức đó theo lối tư duy của chính bạn. Bạn có thể đặt các câu hỏi phải biện cho giáo viên, có thể tự đặt câu hỏi cho bản thân hoặc tự diễn giải vấn đề theo ý hiểu. Miễn sao bạn phải buộc não bộ của mình hoạt động liên tục khi có kiến thức mới được chia sẻ.
9. Kỹ thuật học, ghi nhớ ngắt quãng.
Một trong những cách học hiệu quả là học, và ghi nhớ ngắt quãng. Phương pháp này áp dụng cho lượng kiến thức lớn, quan trọng và được sử dụng 1 cách thường xuyên hay cần nhớ trong thời gian dài. Khi bạn gặp một kiến thức nào đó mới, thay vì việc cố gắng đọc đi đọc lại để nhớ nó bạn hãy dung nạp nó 1 cách từ từ và ngắt quãng. Kỹ thuật này tương tự như việc bạn nghe đi nghe lại 1 bài hát, bạn sẽ vô tình nhớ và nhớ rất lâu nội dung đó mặc dù bạn không cố gắng để học thuộc. Trong quá trình học bạn hãy đặt lịch để học nhắc đi nhắc lại phần kiến thức mà bạn cần nhớ. Khi số lần học, nhớ đủ nhiều bạn sẽ tiếp thu, thấm nhuần, và không thể quên được kiến thức mà bạn cần nhớ.
10 Tìm kiếm góc nhìn đa chiều.
Cách học hiệu quả cuối cùng vô cùng quan trọng đặc biệt với những người trưởng thành. Bạn cần hình thành cho mình một thói quen học tập thông qua góc nhìn đa chiều về một vấn đề cụ thể nào đó. Thay vì việc bạn chỉ tiếp thu kiến thức từ 1 nguồn, 1 phía. Hãy tìm hiều và tiếp cận vấn đề theo nhiều cách khác nhau, quan điểm của nhiều người. Tất nhiên bạn cần có kỹ năng đọc, và chọn lọc thông tin. Có như vậy bạn mới có thể có được kiến thức tổng quát, nhiều phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của bạn.
Những nội dung pháp triển bạn thân bạn có thể quan tâm
Những nội dung phát triển bản thân bạn có thể quan tâm | ||
1 | Kỷ luật bản thân | |
2 | Thuyết trình là gì | |
3 | Lười biếng là gì | |
4 | Lắng nghe là gì | |
5 | Thất bại là gì | |
6 | Kỹ năng mềm là gì | |
7 | Thuyết phục là gì | |
8 | Cách viết CV |
Chia sẻ của Facebook Viet Ba về cách học hiệu quả.
Chia sẻ về cách học của facebooker Viet Ba đã được tối ưu để phù hợp với môi trường Web. Nội dung chính trong chia sẻ được giữ nguyên, và chúng tôi chia sẻ nguồn ở cuối bài viết. Đồng thời cảm ơn tác giả với chia sẻ hữu ích này.
Nội dung của bài chia sẻ về cách học hiệu quả.
Ngày trước, để được nhập học vào một chương trình MBA tại Mỹ mình phải trải qua kỳ thi GMAT. Lúc đó chỉ nghĩ đây là quy trình xét tuyển đầu vào, nhưng kỳ thực trong GMAT thì phần khó nhai nhất chính là tư duy phản biện, người Mỹ muốn sinh viên đại học kinh tế được rèn luyện đủ tốt kỹ năng này để sẵn sàng bước vào bậc học cao hơn. Năm mới xin tặng cho Group bài viết này vì xét cho cùng nó rất có liên quan đến quản trị và khởi nghiệp. Năm nay xin nói về “học cái cách học”, cụ thể là về tư duy phản biện. Xin không định nghĩa nó là cái gì nữa, mà chỉ nêu ra một ví dụ cụ thể vừa sáng tác được trên cung đường ven biển đầu xuân.
Đi đường xa thì thường hay dùng google map chỉ đường, cứ mỗi lần đến vòng xoay app lại báo “gặp vòng xoay đi theo lối ra số 1, số 2 hay số 3”. Có lần app bảo ra lối số 3 thế là tài xế tưởng là quẹo trái, nhưng hoá ra bản đồ lại chỉ vào đường đi thẳng, tại sao lại như thế? Lý do là vì trên đường hay gặp lối ra thứ 3 nghĩa là quẹo trái, và nó tạo thành phản xạ lối mòn rồi, tư duy phản biện giúp cho ta thoát được lối mòn cũ và học được cái mới, mà điều này thì ngày càng trở nên quan trọng trong thời buổi hiện nay. Quan trọng tới mức con cháu chúng ta nếu không được trang bị tốt kỹ năng này thì khó có thể mà cạnh tranh với thiên hạ được.
Trong ví dụ trên, để rèn luyện tư duy phản biện, một trong những cách giảng dạy của phương Tây có thể sẽ yêu cầu lựa chọn hai (trong bốn) đáp án có lập luận chặt chẽ nhất/ hay mơ hồ nhất như sau:
-
-
- A. Lối ra thứ 3 nghĩa là quẹo trái, vì đa số trường hợp vòng xoay là như thế
- B. Lối ra thứ 3 nghĩa là đi thẳng vì đây là vòng xoay ngã 5
- C. Lối ra thứ 3 nghĩa là quẹo trái vì đây là vòng xoay ngã 4 vuông góc, lối ra thứ nhất tính từ ngã đầu tiên quẹo phải
- D. Lối ra thứ 3 nghĩa là đi thẳng vì đây là vòng xoay ngã 5, chỉ có hai ngã rẽ về phía bên phải và 1 ngã đi thẳng, lối ra thứ nhất tính từ ngã đầu tiên quẹo phải.
-
Có lẽ không khó để thấy được A & B là hai đáp án mơ hồ nhất, còn C & D có lập luận chặt chẽ hơn. Cấu trúc của chúng đều bao gồm kết luận và giả thiết. Logic cho dù hợp lý nhưng nếu không dựa trên những giả thiết chặt chẽ thì sẽ dễ dàng dẫn đến kết luận sai. Quan sát cho thấy nhiều người rất giỏi giang, thông minh, tư duy logic rất tốt, nhưng khi họ lập luận về một vấn đề nào đó thì những giả thiết của họ đưa ra “cứ như là đúng rồi”. Chính vì vậy các kết luận của họ đôi khi chỉ là ăn may mà thôi, không có ý nghĩa khoa học cao.
Tại sao cần rèn luyện tư duy phản biện
Rèn luyện tư duy phản biện giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa kết luận và giả thiết. Quan trọng hơn nữa là khả năng đánh giá tính chặt chẽ của các giả thiết. Nếu chủ quan cho rằng giả thiết đúng thì sẽ không tìm tòi thêm nữa, còn nếu chúng ta hiểu được sự lỏng lẻo của chúng thì sẽ tiếp tục tìm tòi, và ngày càng tiến bộ hơn.
Làm chủ trong kinh doanh luôn khiến ta phải ra những quyết định mơ hồ. Nhưng một tư duy phản biện tốt sẽ giúp đánh giá được sự mơ hồ đang ở mức độ nào và rủi ro của những quyết định đó ra sao. Chính vì vậy các chương trình MBA của Mỹ luôn yêu cầu sinh viên đầu vào đã được đào tạo tư duy phản biện ở mức độ nhất định.
Kết luận về tư duy và cách học hiệu quả của tác giả
Trong học tập cũng vậy, kiến thức thì tràn lan trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhưng chính vì nó nhiều và mới quá nên càng cần phải có tư duy phản biện để biết cái gì đúng, cái gì sai, cái gì còn mơ hồ cần phải làm rõ hơn. Ví tư duy phản biện như “học cái cách học” là như thế. Đối với những người cầu tiến, học được cái mới luôn khiến cho người ta cảm thấy hạnh phúc, học được cách học hẳn sẽ giúp cho niềm hạnh phúc ấy bén rễ sâu hơn.