Thế nào là tiếng nói có trọng lượng
Trong cuộc sống và trong công việc hàng ngày, việc tạo dựng cho mình uy tín, tiếng nói có trọng lượng là vô cùng quan trọng. Ai cũng hiểu tầm quan trọng, và cũng muốn lời ăn tiếng nói có trọng lượng. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách rèn luyện để có dược điều đó. Nhưng trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của “người có tiếng nói”
Có tiếng nói là gì?
Có tiếng nói là từ để chỉ những người có uy tín và tầm ảnh hưởng, lời họ nói ra nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và đồng thuận. Đồng thời “có tiếng nói” là từ thể hiện người có uy quyền, có thể buộc người khác tuân lệnh, làm theo những gì họ muốn. Người có tiếng nói thường là người có địa vị cao, lãnh đạo, thủ lĩnh trong các tổ chức hoặc cộng đồng người. Tiếng nói có trọng lượng được xây dựng theo hướng lòng tin, và áp đặt. Cho dù theo hướng nào đi nữa, để có tiếng nói trong giao tiếp buộc bạn phải có tầm ảnh hưởng nhất định.
Có những người có thể áp đặt được ý chí của mình lên người khác, nhưng chưa chắc có tiếng nói. Việc phục tùng, nghe theo hoặc không phản đối chỉ do sự sợ hãi hoặc “không chấp” mà có. Để trở thành người có tiếng nói thực sự bạn cần khiến cho kẻ đối diện tâm phục khẩu phục. Tiếng nói có trọng lượng là tiếng nói, đủ sức nặng, đủ thuyết phục, có tình có lý.
Phân loại người có tiếng nói.
Xây dựng tiếng nói có trọng lượng được xem là một kỹ năng mềm. Theo đó tiếng nói có trọng lượng không chỉ xuất hiện trong cộng động, mà nó sảy với nhóm nhỏ. Bạn có thể có tiếng nói trong gia đình, trong nhóm bạn hoặc giữa 2 người với nhau. Người có tiếng nói trong xã hội được chia làm 2 nhóm bao gồm: Người có tầm ảnh hưởng, và người có địa vị (quyền lực). Việc phân loại chỉ dựa trên việc các đặc điểm của nhóm chiếm tỉ trọng nhiều hơn thôi.
Nhóm người có tầm ảnh hưởng
Đặc điểm tiêu biểu của nhóm này là xây dựng tiếng nói thông qua sự khâm phục, tôn trọng, và tin tưởng. Nhóm người có tầm ảnh hưởng là nhóm người có hiểu biết, kiến thức chuyên sâu. Họ sử dụng tài năng của mình tạo dựng uy tín, niềm tin với người khác. Họ thường xuyên sử dụng sức mạnh của kiến thức, hỗ trợ giúp đỡ người khác từ đó tạo ảnh hưởng lên kẻ đối diện. Mối quan hệ rộng, khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn; từ đó họ được tôn trọng lời nói trở nên có trọng lượng hơn.
Nhóm người có địa vị
Đặc điểm tiêu biểu có nhóm này là xây dựng hình ảnh dựa trên địa vị, chức vụ, quyền lực từ đó tạo nên sự kiêng nể, phụ thuộc. Những người này thường có sử dụng uy quyền của mình thông qua các hoạt động giúp đỡ mà tạo nên sức ảnh hưởng. Nhóm người có địa vị thường có tiếng nói trong cộng đồng những người từng nhận được sự giúp đỡ hoặc phụ thuộc vào họ
Bạn cần hiểu rõ rằng, không phải những gì nhóm người này nói ra không có sức thuyết phục. Thế nhưng sức mạnh qua lời nói của họ thường là sức mạnh của bề trên và của uy quyền. Họ thường lấy quyền lực để áp đặt một phần lên người dối diện
Làm thế nào để có tiếng nói.
Từ các phân tích ở phần 1 bạn đã phần nào hình dung được Làm thế nào để có tiếng nói. Tuy vậy việc rèn luyện để trở nên có tiếng nói hơn, có uy tín và trọng lượng hơn cần có thời gian. Nếu bạn là người bình thường, không có địa vị, không có tiếng nói thì cần thực hiện các giải pháp sau đây.
1. Không ngừng học hỏi
Không ngừng học hỏi là cái tốt nhất để trở thành một người có tiếng nói. Không ai tôn trọng lời nói của một kẻ ngu dốt. Nâng cấp kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội giúp cho bạn tự tin và trở thành người hiểu biết. Kiến thức chuyên môn sâu bạn có thể giúp đỡ được người khác; kiến thức xã hội rộng giúp bạn dễ dàng hoà vào đám đông. Khi bạn có kiến thức, kinh nghiệm những gì bạn chia sẻ trở nên thuyết phục hơn. Đó cũng là chìa khoá giúp bạn thành công, và trở thành người có tầm ảnh hưởng.
2. Làm việc để tạo ra giá trị
Cách tốt nhất để chứng minh năng lực và nhận được sự tin tưởng là những gì bạn làm được. Bạn là người bình thường vậy hãy liên tục làm việc để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội. Ở bước 1 bạn không ngừng học hỏi, bước 2 bạn phải ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sẽ chẳng ai tin vào những gì bạn nói cho tới khi bạn làm được.
Khi bạn tạo ra được giá trị có nghĩa bạn có năng lực để giúp đỡ được người khác. Lời nói của bạn sẽ trở nên có trọng lượng hơn khi những gì bạn nói được chứng minh. Muốn lời nói có trọng lượng bạn cần thể hiện mình là người nói được làm được. Vì vậy hãy không ngừng nỗ lực lao động để tạo nên giá trị.
3. Thường xuyên giúp đỡ người khác.
Bạn sẽ không thể nhận được sự tôn trọng, lời nói không thể có trọng lượng nếu bạn không giúp đỡ được ai. Mọi lời nói chỉ là nói suông nếu bạn không muốn cho đi những gì mình có. Cho đi không phải là đưa tiền hay tài sản. Cho đi là sự giúp đỡ, hỗ trợ đúng lúc và nhiệt tình. Giúp đỡ người khác không trực tiếp làm cho lời nói của bạn trở nên có trọng lượng. Nhưng giúp đỡ người khác giúp bạn có được niềm tin, sự tôn trọng. 2 yếu tố này quyết định đến việc lời nói của bạn có trọng lượng hay không
4. Giữ chữ tín
Những gì bạn chia sẻ chỉ là lời nói gió bay nếu bạn không giữ chữ tín. Mọi người tôn trọng, tin tưởng vào những gì bạn nói dựa vào hành động trong quá khứ của bạn. Một trong những yếu tố giúp bạn tạo nên tiếng nói có trọng lượng là niềm tin. Hãy hứa những gì bạn có thể làm được, và thực hiện nó đúng như những gì bạn nói. Mọi nỗ lực của bạn sẽ vô nghĩa nếu bạn đánh mất đi niềm tin của người khác vào bạn.
5. Trân thành cởi mở
Hãy chân thành nếu bạn muốn có tiếng nói trong cộng đồng của mình. Chân thành, cởi mở nhưng đúng lúc đúng chỗ. Người có tiếng nói phải biết tiết chế bản thân, biết khi nào cần tạo ra cái uy, khi nào cần cởi mở. Bạn cần luôn trân thành với mọi người, những người giả tạo, chỉ có thể tạo ra sự ảnh hưởng nhất thời. Hãy cho mọi người thấy tấm lòng thiện, chân thành mang đến sự gần gũi, cảm thông. Lời nói của bạn sẽ dễ dàng được tiếp nhận và đồng tình hơn khi bạn có trái tim trân thành.
6. Trung thực quyết đoán
Cuối cùng để có tiếng nói chúng ta cần trung thực và quyết đoán. Trong cả lời nói và hành động, bạn cần toả ra là người quyết đoán, dám đương đầu và chịu trách nhiệm. Lời nói cần dứt khoát rõ ràng, thể hiện sự tin tưởng, và chắc chắc. Hành động mau lẹ, quyết đoán, giúp bạn thể hiện mình là người bản lĩnh tự tin vào những gì bạn nói.
Làm thế nào để có tiếng nói trong hội thoại ngắn.
Ở chia sẻ trên chúng ta đang tập trung phát triển bản thân trong thời gian dài. Việc này cần rất nhiều thời gian và xây dựng thương hiệu vậy với các cuộc hội thoại bất chợt thì sao. Dưới đây là một số giải pháp mang tính tham khảo cho các bạn. Trong hội thoại ngắn để lời nói của bạn có trọng lượng bạn cần sử dụng Kỹ năng thuyết phục. Việc bạn sử dụng lời nói có sức ảnh hưởng với người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác từ họ. Để thực hiện các mục tiêu của bạn thay vì bạn phải tự thực hiện các mục tiêu đó đấy là thuyết phục. Dưới đây là các mẹo thường sử dụng khi muốn thuyết phục một ai đó, hay một đám đông.
Cách 1: Tạo niềm tin bằng sự chú ý
Bắt đầu xây dựng sự tự tin bằng cách nhìn thẳng vào những người tham dự. Nếu bạn thấy người nào đó không chú ý nghe cho lắm. Bạn có thể nói điều gì đó với họ để kéo họ về phía mình. Giúp họ chú ý lắng nghe thuyết trình hơn. Khi đồng ý với một ý tưởng, hãy cho họ biết và thể hiện sự ủng hộ của họ. Bằng cách thêm ý tưởng của họ vào dự án.
Cách 2: Chuẩn bị mọi thứ sẵn sáng
Trước khi tham dự buổi giao tiếp hay trong các giao tiếp hàng ngày. Bạn nên biết những lý do được mời, kiến thức, kỹ năng liên quan đến chủ đề của bạn đang được thảo luận. Hoặc đơn giản là biết rằng đây là cơ hội tốt để thể hiện bản thân. Nếu bạn nắm giữ những yếu tố đó. Bạn có thể chuẩn bị trước một số kiến thức phòng thủ để giúp bản thân tự tin hơn.
Cách 3. Kỹ năng hướng nội
Nếu bạn sống nội tâm và thấy nhân vật này hoàn toàn chống lại bạn trong các cuộc họp, đó là một sai lầm. Nghiên cứu cho thấy rằng hướng nội là một phần quan trọng trong thành công của tổ chức.
-
-
- Họ thường phản ánh, lắng nghe, chu đáo, chiến lược, quan sát và áp dụng cho cuộc họp. Bạn có thể tận dụng lợi thế của bản thân theo hai cách
- Một là dẫn đầu cuộc họp, nghiên cứu các chủ đề được thảo luận và phác thảo kế hoạch mà bạn muốn nói hoặc muốn làm. Hai là tóm tắt nội dung và đưa ra quan điểm.
-
Cách 4. Đưa ra các câu hỏi
Làm thế nào để có tiếng nói ư? hãy bắt đầu với việc đặt ra các câu hỏi. Nếu quá khó để thể hiện trực tiếp ý tưởng hoặc ý tưởng của bạn. hãy bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề được đề cập. Điều này cho thấy bạn đang chú ý tham gia và chú ý đến mọi người. Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với nỗi sợ hãi trong cuộc họp. Hãy viết ra một vài câu hỏi trước để tập luyện. Tuy nhiên, không đặt quá nhiều câu làm gián đoạn hoặc trì hoãn cuộc họp.
Cách 5. Câu nói đầu tiên
Làm thế nào để có tiếng nói? Bằng cách nói đầu tiên, bạn sẽ có tiếng nói của riêng bạn. Cảm thấy thoải mái, dễ tiếp thu và lạc quan trong suốt cuộc họp. Nếu bạn nói sau, bạn sẽ lo lắng và những người khác có thể nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn. Ngoài ra, rất khó để tìm ra không gian thích hợp để thể hiện ý kiến của bạn. Vì vậy, tiêu đề và tính quyết đoán là cách tốt nhất để thu hút mọi người quan tâm đến bạn.
Cách 6. Ngắn gọn xúc tích
Hãy bắt đầu và kết thúc lời nói một cách tự tin. Tránh bắt đầu bằng lời xin lỗi. Điều này sẽ làm suy yếu quan điểm của bạn. Hãy bắt đầu với niềm tự hào và quyết tâm với những câu nói như tôi muốn một điều gì đó… Làm thế nào để có tiếng nói? Một kỹ năng giao tiếp có tính thuyết phục. Một khi bạn đã nói những gì bạn muốn, tập trung vào vấn đề chính theo cách ngắn nhất và toàn diện. Mọi người sẽ đánh giá cao về khả năng giao tiếp của bạn.
Tạm kết Làm thế nào để có tiếng nói.
Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về làm thế nào để có tiếng nói. Theo đó, để xây dựng tiếng nói có trọng lượng bạn cần rèn luyện và nỗ lực không ngừng. Những gì bạn chia sẻ cần thấu tình đạt lý, cộng với việc tạo dựng niềm tin, tầm ảnh hưởng. Thông qua những việc bạn đã và đang làm để chứng minh năng lực. Từ đó lời ăn tiếng nói của bạn sẽ trở nên có trọng lượng hơn.
Ngoài ra chúng tôi cũng chia sẻ cho các bạn một vài bí quyết nhỏ giúp cuộc giao tiếp của bạn trở nên hiệu quả hơn. Nếu bạn đóng góp gì cho chủ đề “làm thế nào để có tiếng nói” của chúng tôi vui lòng bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp từ phí bạn.