Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào ngày 2/5
Ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước vừa có công văn hỏa tốc về thông tin vận hành hệ thống KRX.
Theo văn bản, ngày 25/4 Ủy ban Chứng khoán nhận được tờ trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM về việc chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX.
Căn cứ Luật Chứng khoán, việc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trình UBCK đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX khi chưa có báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng (HNX, VSDC) là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Như vậy, việc HoSE trình đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX khi chưa báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng như HNX, VSDC là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Theo văn bản, ngày 25/4 Ủy ban Chứng khoán nhận được tờ trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM về việc chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX.
Căn cứ Luật Chứng khoán, việc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trình UBCK đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX khi chưa có báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng (HNX, VSDC) là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Như vậy, việc HoSE trình đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX khi chưa báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng như HNX, VSDC là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
cafef.vn
Lần đầu tiên Việt Nam đứng thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: Quý I/2024, đánh dấu mốc Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên từ vị trí đối tác lớn thứ 6 lần đầu tiên lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore. Cụ thể, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm gần 25% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 19,86%; phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 18,15%; cá đông lạnh (HS0303) chiếm 15,45%; thủy sản thân mềm (HS0307), chiếm 11,02%…
Các nhóm mặt hàng như: cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4,05%; 4,11% và 2,43%. Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4 và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.
Nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm gần 25% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 19,86%; phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 18,15%; cá đông lạnh (HS0303) chiếm 15,45%; thủy sản thân mềm (HS0307), chiếm 11,02%…
Các nhóm mặt hàng như: cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4,05%; 4,11% và 2,43%. Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4 và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.
vietnambiz.vn
Kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I, ghi nhận tin xấu về lạm phát
Báo cáo do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ mới công bố cách đây ít phút cho thấy GDP quý I tăng 1,6% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm). Hai quý liền trước, GDP tăng lần lượt 3,4% và 4,9%.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự kiến mức tăng 2,4%. Theo đó, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý đầu năm thấp hơn đáng kể so với dự báo.
Báo cáo còn chỉ ra chi tiêu tiêu dùng tăng 2,5% trong quý I, chững lại so với mức 3,3% vào quý IV/2023. Đầu tư cố định, cùng chi tiêu của chính quyền liên bang và địa phương, là các động lực thúc đẩy GDP đi lên. Trong khi đó, đầu tư vào hàng tồn kho của các doanh nghiệp tư nhân sụt giảm trong ba tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ còn đón nhận một số tin xấu về lạm phát. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – đi lên 3,4% trong quý I, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong một năm.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự kiến mức tăng 2,4%. Theo đó, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý đầu năm thấp hơn đáng kể so với dự báo.
Báo cáo còn chỉ ra chi tiêu tiêu dùng tăng 2,5% trong quý I, chững lại so với mức 3,3% vào quý IV/2023. Đầu tư cố định, cùng chi tiêu của chính quyền liên bang và địa phương, là các động lực thúc đẩy GDP đi lên. Trong khi đó, đầu tư vào hàng tồn kho của các doanh nghiệp tư nhân sụt giảm trong ba tháng đầu năm 2024.
Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ còn đón nhận một số tin xấu về lạm phát. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – đi lên 3,4% trong quý I, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong một năm.
vietnambiz.vn
Nguồn: https://pinetree.vn/post/20240426/tin-tuc-giao-dich-ngay-26-04-2024/