Khám phá di tích Quốc gia tại xứ Thanh – Đền Bà Triệu

1. Đền Bà Triệu ở đâu?

  • Địa chỉ: Tọa lạc trên ngọn núi Gai, thuộc địa phận làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa
  • Giá vé tham quan tham khảo: Miễn phí

đền Bà TriệuDọc theo quốc lộ 1A đoạn qua địa phận Thanh Hóa – du khách có thể thấy nhiều biển chỉ dẫn đến đền Bà Triệu (Ảnh: Sưu tầm)

Đền thờ Bà Triệu, hay còn có tên gọi khác là đền thờ bà Triệu Thị Trinh – một trong những vị tướng anh hùng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Trung Quốc đến xâm chiếm bờ cõi nước ta vào thế kỷ III (TCN).

Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có. 

2. Lịch sử đền Bà Triệu Thanh Hóa

Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng vào thế kỷ VI. Công trình là nơi tưởng nhớ Bà Triệu Thị Trinh – vị nữ tướng anh hùng có công lao trong cuộc khởi nghĩa năm 248 chống quân Ngô xâm lược.

Sự tích đền Bà Triệu có tuổi đời lên tới 2000 năm gắn liền với cuộc sống của người dân Thanh Hóa (Ảnh: Sưu tầm)

Dưới thời vua Minh Mạng (thế kỷ XVIII), công trình này được chuyển tới vị trí hiện tại và giữ nguyên cho tới bây giờ. Trải qua thời gian, công trình cũng nhuốm màu phong sương, cổ kính, tuy nhiên, địa phương cũng có những dự án tu sửa hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách trong và ngoài tỉnh.  

3. Kiến trúc đền Bà Triệu Hậu Lộc 

Di tích lịch sử đền Bà Triệu có kiến trúc độc đáo, mỗi khu vực đều có kiểu thiết kế riêng, tựu trung lại là một công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống của Bắc Trung Bộ. Cụ thể: 

  • Nghi môn ngoại: Khu vực này được xây bằng đá nguyên khối với kiểu tứ trụ độc đáo. Đỉnh cột có chim phượng lá lật, chi tiết lồng đèn được chạm hình tứ linh, bức tường hai bên được chạm nổi tượng voi chầu. 

đền Bà TriệuKhu vực Nghi môn ngoại tại đền Bà Triệu được xây dựng bằng những tảng đá nguyên khối
(Ảnh: Sưu tầm)

  • Hồ nước: Chiều dài và chiều rộng của hồ lần lượt là 29.8m và 42.2m. Hồ tọa lạc đối diện với Nghi môn nội, có bậc thang lên xuống để thuận tiện cho việc tham quan. 

đền Bà TriệuKhu vực hồ nước trong xanh, tạo cảm giác yên bình cho du khách ghé thăm (Ảnh: Sưu tầm)

  • Bình phong: Chi tiết này được làm bằng đá nguyên khối, đặt ở phía trước Nghi môn trung. 
  • Nghi môn trung: Xây dựng theo kiến trúc tứ trụ, tương tự như kiến trúc của nghi môn ngoại. 
  • Sân dưới: Toạ lạc ở phần trước của nghi môn nội, chiều dài và chiều rộng lần lượt là 49.8m và 12m. 
  • Nghi môn nội: Được thiết kế tương tự như khu vực Tam Quan, hai bên cửa chính được đặt 2 bức tượng nghê chầu cổ bằng đá rất cổ kính.

đền Bà TriệuNghi môn nội – nơi thường xuyên tổ chức những sự kiện, lễ hội quan trọng tại đền (Ảnh: Sưu tầm)

  • Sân trước nhà Tiền đường: Chiều rộng 11.55m, chiều dài 51.4m, sân được lát bằng đá tảng đục, trên sân có 2 cây đèn, 1 bát hương đá hình tròn. 
  • Tả/Hữu mạc: Tạo lạc ở khu vực sân trước của Tiền đường, mỗi nhà được xây dựng 5 gian, kèo làm bằng gỗ lim, nền lát gạch bát cổ.
  • Tiền đường: Cấu trúc 3 gian 2 chái, từng chi tiết bên trong nhà, nóc nhà đều được chạm khắc tinh tế, trang trí đẹp mắt. 

đền Bà TriệuTiền đường cổ kính, mang màu sắc kiến trúc đền chùa Bắc Trung Bộ (Ảnh: Sưu tầm)

  • Trung đường: Xây dựng theo kiến trúc gỗ 5 gian 2 tầng và có phần mái cong, nằm ngăn cách với khu vực nhà Tiền đường ở sân thượng. Công trình được trang trí với hoa lá, rồng hóa, đá vân mây đặc sắc… 
  • Hậu cung: Kiến trúc 3 gian 2 chái, chiều dài 2.45m và chiều rộng 6.9m. Hệ khung vì là ở hậu cung cũng được trang trí với nhiều bức tranh chạm nổi cầu kỳ, đẹp mắt. 

đền Bà TriệuVăn khấn đền Bà Triệu thường được đọc tại khu vực thờ bà Triệu và người anh Triệu Quốc Đạt
(Ảnh: Sưu tầm)

4. Lễ hội đền Bà Triệu đặc sắc thu hút du khách

đền Bà TriệuKhuôn viên tổ chức các lễ hội đền Bà Triệu Thanh Hóa (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ là điểm du lịch tâm linh, chiêm bái, đền Bà Triệu còn là địa điểm tổ chức nhiều lễ hội Thanh Hóa nổi tiếng. Cụ thể, các lễ hội thường được tổ chức vào khoảng từ 21 – 24/2 âm lịch hằng năm, chứa đựng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của người Việt. Trong những sự kiện lễ hội, du khách và người dân có thể tham gia nhiều hoạt động như: rước kiệu, tế lễ, tế nữ quan… hay các trò chơi dân gian như: thổi cơm, thi đấu vật, đánh cờ tướng…

Đền Bà Triệu đến nay đã hơn 2000 năm tuổi, thời gian có thể làm công trình hao mòn nhưng giá trị về lịch sử, văn hóa vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Vì vậy, nếu có dịp đến thăm mảnh đất xứ Thanh, du khách có thể lên lịch trình để đến với ngôi đền trên ngọn núi Gai kỳ vĩ, lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử và tìm hiểu về kiến trúc xây dựng độc đáo của Bắc Trung Bộ thời xưa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng lên lịch trình cho chuyến đi sắp tới!

Nguồn: Internet

Khám phá KĐT Royal City - điểm thu hút giới trẻ
Không chỉ nổi tiếng là khu đô thị sở hữu kiến trúc hoàng gia sang trọng, Royal City còn là khu phức hợp giải trí mua sắm hàng đầu của đông đảo người dân Hà Nội từ những ngày đầu đi vào hoạt động cho đến thời điểm hiện tại. Vậy đến Royal City có gì chơi? Những thông tin cập nhật nhất sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xem chi tiết
Cột cờ Mai Châu, địa chỉ sống ảo không góc chết ở Hòa Bình
Đi du lịch Mai Châu Hòa Bình, bạn có thể ghé thăm nhiều điểm đến tham quan, check-in và lưu lại nhiều hình ảnh ấn tượng. Trong đó cột cờ Mai Châu được biết đến như là tọa độ sống ảo được giới trẻ yêu thích, chỉ với vài phút là chúng ta đã mang về được cả chục tấm ảnh mê hồn.
Xem chi tiết
“Loạn nhịp” với vẻ đẹp tựa thiên đường của Thác Mu Hòa Bình
Hoà Bình một địa danh nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ nguyên thuỷ của những cánh rừng xanh bạt ngàn, sự kỳ bí của những hang động hay vẻ đẹp hùng vĩ của các thác nước, bãi đá như những món quà độc đáo của thiên nhiên ban tặng.
Xem chi tiết